Thái Âm
Phu Nhân Hoàng Phi Hổ
Giả Thị được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na và đức hạnh. Bà là người vợ yêu quý của Hoàng Phi Hổ (sao Thất Sát). Cái chết của Giả Thị là một bi kịch trong cuộc đời của Hoàng Phi Hổ, từ đó tạo nên bước biến chuyển mạnh mẽ giữa cuộc chiến hai nhà Chu và Ân.
Tiểu sử
Vợ của thủ lĩnh cấm quân Hoàng Phi Hổ
Tên thật: Giả Thị
Mối quan hệ
- Chồng: Hoàng Phi Hổ (sao Thất Sát)
Tính chất Thái Âm
Mệnh Thái Âm thường được biết tới với phong thái nhã nhặn, dịu dàng, tinh tế và khéo léo. Là ngôi sao đại diện cho sự đức hạnh, danh tiết và nhân từ. Tuy nhiên, tính "nhu" của Thái Âm thường đi kèm với sự do dự, thiếu quyết đoán, và đôi khi phải chịu thiệt thòi không đáng có.
01
Xuất thân
- Giả Thị xuất thân từ một gia đình danh giá, là con gái của Giả Hùng, một vị quan triều đình nhà Ân.
- Bà được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, được mọi người yêu mến.
- Cha của Giả Thị là Giả Hùng, một vị quan triều đình nhà Thương. Sau này ông bị Phí Trọng (sao Liêm Trinh) hãm hại, dẫn đến cái chết.
02
Kết hôn với Hoàng Phi Hổ
- Sau khi cha mất, Giả Thị được gả cho Hoàng Phi Hổ.
- Hoàng Phi Hổ là một vị tướng tài ba của nhà Ân.
- Hai người có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau và có với nhau 5 người con.
03
Bi kịch
- Sau khi Hoàng Phi Hổ đốt động hồ ly của Đát Kỷ, nàng ta đã nung nấu âm mưu trả thù.
- Trong một buổi yến tiệc, Đát Kỷ trông thấy Giả Thị sở hữu dung nhan mỹ miều, bèn kiếm cớ kéo nàng ở lại hàn huyên, giữ chân nàng lại cho tới khi Trụ Vương quay về trông thấy mỹ nhân, nổi lòng háo sắc.
- Nhận thấy điều bất thường, Giả Thị kiên quyết bỏ chạy nhưng không tránh thoát.
- Để bảo vệ danh tiết của mình, nàng gieo mình xuống từ Trích Tinh Lầu và bỏ mạng.
04
Sự trả thù của Hoàng Phi Hoàng
- Cái chết của Giả Thị là một bi kịch lớn đối với Hoàng Phi Hổ. Sau khi nghe tin, ông bèn điều động toàn bộ gia tướng và quân lính đầu quân về phe Chu Vũ Vương (sao Vũ Khúc).
- Hoàng Phi Hổ đã dũng cảm chiến đầu và tham mưu nhiều kế sách quan trọng giúp nhà Chu lật đổ nhà Ân.
05
Phong thần
- Sau khi tự vẫn, hồn phách nàng Giả Thị bay đến trước đài phong thần. Do một đời đức hạnh, bà được phong làm chủ nhân sau Thái Âm - chủ về nhân từ, hiền thục, đức hạnh, danh tiết.